Tư vấn mua mũ bảo hiểm ¾ tốt nhất 2019

Mũ bảo hiểm ¾ là một sản phẩm vô cùng cần thiết và quan trọng cho người đi xe (xe đạp, xe máy, đua xe ô tô). Mũ bảo hiểm không chỉ giúp bạn thoải mái hơn trong di chuyển: tránh được gió tạt khi đi nhanh… mà còn hạn chế rất tốt khả năng chấn thương sọ não khi gặp tai nạn xe cộ (thống kê sau 10 năm ban hành luật bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi sử dụng xe máy tham gia giao thông đã làm giảm thiểu 500.000 ca chấn thương đầu và 15.000 ca tử vong nhờ việc đội mũ bảo hiểm).

Mũ bảo hiểm ngày càng có nhiều mẫu mã phong phú và dần trở thành sản phẩm làm đẹp được các bạn ưa thích.

1

Mũ bảo hiểm ¾ là gì?

Mũ bảo hiểm ¾ hay còn gọi là mũ Open-Face là loại mũ bảo hiểm che chở được ¾ đầu của chúng ta, bao gồm: đỉnh đầu, sau ót và 2 tai của người đội.

Ưu điểm:

Với tỷ lệ bao phủ lớn hơn nón ½ thông thường nên hiển nhiên, việc bảo vệ của nó cũng tốt hơn.

Đa số các mũ ¾ đều có kính chắn gió lớn phía trước nên nó cũng có công năng ngăn chặn khói bụi, cũng như gió táp vào mặt khi chúng ta lái xe tốc độ cao. 

Loại mũ bảo hiểm này vừa phù hợp cho những người hay đi xa, vừa phù hợp di chuyển hằng ngày trong thành phố vì nó không quá cồng kềnh như loại nón bảo hiểm trùm kín đầu, mà còn tương đối thông thoáng như loại mũ ½. 

Khuyết điểm:

Vì chỉ bảo vệ ¾ đầu nên khi bị tai nạn, phần cằm sẽ không được bảo vệ. 

Do loại mũ này trùm kín hai bên tai nên sẽ gây khó khăn nếu chúng ta có ý định dùng các loại tai nghe hoặc nghe điện thoại.

2

Thiết kế chung của mũ bảo hiểm ¾

  • Vỏ bên ngoài: đa số các loại mũ bảo hiểm sử dụng chất liệu để làm vỏ là nhựa, sợi thuỷ tinh hoặc kevlar…
  • Bên trong: lót lớp bọt xốp có tác dụng hấp thụ lực tác động lên mũ khi va đập mạnh.

Lưu ý: loại bọt xốp bên trong này sẽ bị giảm tác dụng hấp thụ lực tác động sau 1 thời gian sử dụng hoặc sau khi bị va đập. Cho nên chúng là loại sản phẩm “chỉ dùng 1 lần”.

Tức là nếu bạn đã từng bị tai nạn giao thông hoặc đập sản phẩm lên các vật cứng thì tốt nhất nên thay 1 chiếc mũ bảo hiểm khác, cho dù bề ngoài có vẻ còn mới nhưng lớp bọt xốp đã không còn tác dụng hấp thụ lực khi xảy ra các tai nạn sau này nữa, cho nên rất nguy hiểm.

3

Cách lựa chọn kích cỡ (size) mũ bảo hiểm ¾ phù hợp

Chọn kích cỡ mũ là một bước vô cùng quan trọng nhưng thường bị mọi người bỏ qua. Khả năng bảo vệ của mũ bảo hiểm sẽ giảm đi đáng kể nếu chúng ta sử dụng mũ bị to, hoặc mạch máu sẽ lưu thông gián đoạn gây đau đầu, mất tập trung khi lái xe nếu mũ bị nhỏ.

Tiến hành đo size đầu của chúng ta theo các bước sau:

  • Bước 1: lấy thước dây đo chu vi của đầu bạn: đo từ điểm khoảng trên lông mày từ 1-2cm và 1 điểm phía sau đầu của bạn (giữa trán, sát trên lỗ tai, sát ngay trên ót…) sao cho đó là số đo lớn nhất mà bạn đạt được
  • Bước 2: so sánh với kích thước size mũ bảo hiểm dưới đây:
  • XS: 53/54
  • S: 55/56
  • M: 57/58
  • L: 59/60
  • XL: 61/62
  • XXL: 63/64

Lưu ý: số liệu trên là số đo trung bình của các dòng mũ bảo hiểm. Tuy nhiên, mỗi loại thương hiệu mũ bảo hiểm sẽ có kích cỡ với số đo khác nhau. Thế nên, sau khi biết số đo, bạn nên hỏi cụ thể nhân viên bán hàng để có được sản phẩm phù hợp.

Một số kiến thức bổ sung khi lựa chọn mũ:

  • Nếu kích thước của bạn nằm giữa 2 size ( ví dụ: 58,5) thì hãy chọn size mũ lớn hơn
  • Nếu mua hàng trực tiếp hãy yêu cầu nhân viên cho thử mũ bảo hiểm để tìm được sản phẩm thoải mái nhất
  • Thử giữ chặt mũ, xoay đầu về hai bên trái phải. Nếu bạn dễ dàng thực hiện được tức là mũ quá rộng
  • Dây đeo cằm phải thoải mái và có lớp lót trơn tru mà không chà sát lên cổ hoặc cằm. Nhiều loại sẽ thoải mái khi mới sử dụng nhưng về lâu dài sẽ gây đau đớn: sưng, nóng…
  • Kiểm tra tem mác, nhãn hiệu, nơi sản xuất… ghi trên mũ để tránh mua nhầm sản phẩm giả.

4

Cách vệ sinh mũ bảo hiểm ¾

Mũ bảo hiểm ¾ thường được các bạn chọn để tham gia những chuyến phượt xa, trải qua rất nhiều môi trường: nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng… việc vệ sinh đúng cách mũ bảo hiểm sẽ giúp bản vệ bản thân khỏi các bệnh về da đầu: nấm, mốc, mùi khó chịu… mà còn gia tăng tuổi thọ của mũ bảo hiểm.

Chuẩn bị vật dụng: 

  • 1 lọ xịt nước hoặc vòi xịt
  • Dầu gội đầu (có thể sử dụng loại dầu gội đầu thông thường hằng ngày của bạn, nó sẽ giúp không bị kích ứng da)
  • 1 chiếc bàn chải đánh răng loại nhỏ, đầu mềm

Các bước vệ sinh:

  • Bước 1: tháo tất cả các phụ kiện trên mũ: kính, pass camera hành trình… cất gọn đi tránh bị dính nước.
  • Bước 2: lấy dầu gội đầu, hoà tan với nước để tạo bọt bên trong 1 cái chậu đủ lớn để nhúng mũ bảo hiểm.

lưu ý: không pha quá lỏng, vì như thế sẽ rất khó khử trùng vi khuẩn

  • Bước 3: dùng lọ nước xịt, xịt thẳng vào mũ thật đều cả trong lẫn ngoài để gột rửa hết bụi bẩn 

lưu ý: không nên xịt quá mạnh tránh làm trầy xước, hư hỏng mũ.

  • Bước 4: lấy mũ bảo hiểm đã xịt qua nước, nhúng trực tiếp xuống chậu xà bông vừa hoà tan. 

Lưu ý: nhấn đều tay và ngập hết mũ. Đặc biệt chú ý phần bên trong nhiều vi khuẩn như phần lót.

  • Bước 5: lấy bàn chải đánh răng chà sát nhẹ nhàng lên bề mặt mũ cả trong lẫn ngoài, chú ý không bỏ sót bất kỳ chỗ nào
  • Bước 6: tiếp tục lấy vòi xịt xịt lại mũ để làm trôi hết đi phần dầu gội, nhớ dùng tay chà xát mạnh, lập lại nhiều lần cho đến khi phần xà bông trôi hết.
  • Bước 7: để ráo mũ và đưa ra phơi nắng mặt trời. Nên để ngược đầu mũ để phần miếng lót bên trong tiếp xúc trực tiếp với nắng, như vậy sẽ làm khô nước và sát khuẩn tốt hơn.
  • Bước 8: lắp các phụ kiện đã tháo rời ban đầu vào mũ trở lại

5

Top hãng mũ bảo hiểm ¾ chất lượng

  • Mũ bảo hiểm Andes:

Andes là thương hiệu mũ bảo hiểm chất lượng cao du nhập thị trường Việt Nam năm 2011. Với về dày hơn 20 năm trong ngành, mỗi chiếc mũ của hãng từ dòng ½ đến dòng ¾ đều đáp ứng được mong mỏi của người tiêu dùng: đa dạng mẫu mã, chủng loại từ dòng bình dân đến cao cấp.

Ưu điểm nổi bật của thương hiệu là thiết kế bắt mắt, kiểu dáng hiện đại và sử dụng các chất liệu an toàn

  • Mũ bảo hiểm Dammtrax:

Dammtrax là một thương hiệu mũ bảo hiểm khá nổi tiếng tại Nhật Bản ra đời cách đây hơn 10 năm và không ngừng phát triển để trở thành thương hiệu mũ bảo hiểm ¾ hàng đầu và được ưa chuộng tại Nhật.

  • Mũ bảo hiểm Honda:

Tuy là thương hiệu lớn trên toàn thế giới nhưng các dòng mũ bảo hiểm của Honda lại không được ưa chuộng tại Việt Nam như những thương hiệu chuyên dụng về mũ bảo hiểm khác

  • Mũ bảo hiểm GRS:

GRS là thương hiệu trực thuộc công ty Hoàng Quán chuyên sản xuất và phân phối những dòng mũ bảo hiểm có chất lượng ổn định, kiểu dáng đẹp, mẫu mã phong phú với mức giá phải chăng.

Đa phần sản phẩm của GRS sử dụng nhựa ABS làm vỏ tạo sự cứng cáp, đảm bảo khả năng chịu lực, chống va đập tốt

  • Mũ bảo hiểm Avex Scorpion (bò cạp Thái Lan):

Đây là một trong những thương hiệu mũ bảo hiểm của Thái Lan được ưa chuộng nhất tại Việt Nam. Với thiết kế gọn nhẹ, form mũ khá thể thao, không hầm hố, thường đi kèm nón là kính tráng bạc hoặc kính 7 màu chống bụi, chắn gió rất đẹp.

  • Mũ bảo hiểm Asian:

Asian Helmet là thương hiệu mũ bảo hiểm của Việt Nam. Mặc dù thương hiệu chỉ mới xuất hiện những năm gần đây nhưng liên tục phát triển mạnh nhờ cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Năm 2013, thương hiệu này vinh dự nhận được bình chọn “hành Việt Nam chất lượng cao”

  • Mũ bảo hiểm HJC:

HJC là thương hiệu của Hàn Quốc nổi tiếng trên trường đua moto GP đỉnh cao thế giới đã chứng tỏ được phần nào chất lượng thương hiệu của mình. Nón nhập khẩu chất lượng cao đạt chuẩn DOT của Mỹ & EECE R 22 05 của Châu Âu.

  • Mũ bảo hiểm bulldog:

Bulldog là thương hiệu chuyên kinh doanh mũ bảo hiểm ¾  không kính, với thiết kế bắt mắt và kiểu dáng sang trọng. Giá bán khá cạnh tranh nhưng Bulldog vẫn rất được ưa chuộng trên thị trường.

  • Mũ bảo hiểm Royal:

Royal là thương hiệu do ông Mai Văn Thuận sáng lập năm 2008, hiện được công ty MAFA độc quyền sản xuất và phân phối. Hơn 20 năm trong ngành sản xuất mũ bảo hiểm, thương hiệu không ngừng đổi mới và nâng cao tiêu chuẩn về công nghệ để lấn sang thị trường quốc tế. 

Ngoài ra, còn nhiều thương hiệu kinh doanh mũ bảo hiểm nổi tiếng khác mà bạn có thể tham khảo như: Yamaha, Motowolf, Yohe, Classic, Idex, Amoro, Snell, Bell, Beon, BMW, Cromo, Hitech, Lino, Giro, Givi, LS2, Monster, Raw,…

 

The post Tư vấn mua mũ bảo hiểm ¾ tốt nhất 2019 appeared first on Blog đánh giá.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[Đánh Giá] Bàn phím máy tính tốt nhất 2018 | Giá từ 100K

{Review} Máy hút bụi không dây tốt nhất năm 2020

Tổng Hợp 5+ Nồi Chiên không Dầu Nhật Bản tốt Nhất 2021